www.healthnuts.vn
www.healthnuts.vn

Phần 1: sổ tay sữa hạt, phân biệt các loại hạt, ngâm và cách kết hợp nguyên liệu hạt làm sữa

 Hoàng Hiền   |    Ngày 04/10/2024

I. Nguyên liệu sữa hạt

1. Phân biệt các hạt nguyên liệu làm sữa

1.1 Phân biệt 4 nhóm hạt phổ biến:

Nhóm quả hạch: Óc chó, hạnh nhân, hạt điều, macadamia, hạt phỉ, hạt dẻ…

Nhóm họ đậu: Đậu lăng, đậu gà, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành…

Nhóm ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch, kiều mạch, kê, diêm mạch …

Nhóm hạt có dầu: Hạt lanh, mè, vừng, hạt bí, hướng dương…

1.2 Phân biệt theo dinh dưỡng:

Hạt giàu protein, chất béo như Óc chó, hạnh nhân, macca, hạt bí, hạt thông, hạt điều, mè, lạc… Có tính béo nên giúp sữa ngậy và ngon

Hạt giàu vitamin và khoáng chất: Yến mạch, kê, diêm mạch, kỷ tử, các loại họ đậu…Có đặc tính sánh, dẻo

1.3 Phân biệt hạt cần nấu chín và hạt nào không cần nấu

Các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nhưng một số chất dinh dưỡng có thể bị mất đi nếu chúng bị đun nhiệt độ cao (như Omega 3, vitamin C,…). Vì vậy, việc phân loại hạt khi làm sữa sẽ giúp gìn giữ các dinh dưỡng trong hạt một cách tốt nhất.

Nhóm 1: Các loại hạt cần nấu chín như đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen, hạt sen, lạc…

Nhóm 2: Các loại hạt không cần nấu chín như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, macca, yến mạch cán dẹt …

 

2. Nguyên tắc kết hợp các hạt và nguyên liệu nấu sữa

Nguyên tắc chung nên sử dụng 1 loại hạt giàu protein, chất béo để làm vị nền tạo độ ngậy cho sữa, sau đó kết hợp thêm các loại ngũ cốc, hạt, hoặc củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như yến mạch, đậu đỗ để cân bằng về dinh dưỡng tạo độ sáng và hạn chế sữa bị tách nước.

Để kết hợp hạt không cần nấu với hạt cần nấu chín thì hãy hấp (rang) chín hạt cần nấu rồi đem xay cùng hạt còn lại.

Kết hợp các loại hạt với một số rau củ quả để dễ tiêu hóa, ví dụ như hạt điều – cà rốt, hạnh nhân – nghệ, macca – khoai lang, óc chó – cà rốt, hạt sen- bí đỏ

Có thể thêm hoa nhài, hoa đậu biếc, lá dứa để tạo mùi thơm. Thêm bột matcha, cacao, để tạo thêm màu sắc và hương vị theo sở thích.

Lưu ý: không nên mix quá 3 nguyên liệu trong một loại sữa. Việc mix quá nhiều loại nguyên liệu dễ gây khó tiêu, mất đi vị ngon đặc trưng của mỗi loại hạt.

 

BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG 100G HẠT, TRÁI

Hạt óc chó 654 kcal

17. Đậu ngự 115 kcal

Hạnh nhân 575 kcal

18. Đậu đỏ to 140 kcal

Hạt điều 553 kcal

19. Đậu lăng 116 kcal

Hạt macca 582 kcal

20. Đậu Hà Lan 81 kcal

Hạt bí xanh 559 kcal

21. Đậu đỏ nhỏ 150 kcal

Yến mạch 371 kcal

22. Diêm mạch 222 kcal

Hạt sen 89 kcal

23. Lạc nhân đỏ 567 kcal

Hạt ý dĩ 330 kcal

24. Đậu tương vàng 400 kcal

Hạt chia 486 kcal

25. Đậu tương xanh 105 kcal

Táo đỏ 52 kcal

26. Đậu đen xanh lòng 43 kcal

      11. Chà Là 280 kcal

27. Ngô ngọt 85.6 kcal

      12. Gạo lứt đen 110 kcal

28. Khoai lang 116 kcal

      13. Gạo lứt đỏ 118 kcal

29. Cà rốt 41.3 kcal

      14. Đậu gà 364 kcal

30. Bí đỏ 26.1 kcal

      15. Kê vàng 120 kcal

31. Cơm dừa khô 368 kcal

      16. Đậu xanh 105 kcal

32. Chuối chín 88.7 kcal

 

3. Ngâm hạt

Nên ngâm hạt trước khi nấu sữa để làm sạch, trung hoà các acid bất lợi như Phylic, Tannin. Đồng thời giải phóng các Enzyme có lợi cho đường tiêu hoá, tăng khả năng hấp thụ protein

Hạt được ngâm sẽ nở ra mềm và sữa say mịn hơn.

Luôn ngâm hạt ngập trong nước, thay nước từ 2-3 lần trong quá trình ngâm để làm sạch hạt, loại bỏ tạp chất.

BẢNG THỜI GIAN NGÂM HẠT

Bảng thời gian ngâm hạt làm sữa health nuts

 

4. Tạo ngọt cho sữa

Chất tạo ngọt chia thành 3 nhóm chính:

Các loại đường: Đường phèn, đường thốt nốt, đường nâu, mật mía … Nên tránh sử dụng các loại đường đã tinh luyện như đường kính trắng, đường cỏ ngọt.

Các loại quả khô: Chà là, táo đỏ, kỳ tử, long nhãn, nho.

Các loại dung dịch: Mật mía, mật ong, siro lá phong

 

5. Cách làm sữa hạt

 5.1 Làm sữa thủ công bằng máy say sinh tố

Cách thứ nhất: Ngâm – Nấu – Xay – Lọc 

Bước 1: Sơ chế, rửa sạch các loại hạt, ngâm với nước sạch

Bước 2: Đun/ Nấu hạt với tỉ lệ nước nhất định và tuỳ theo nhu cầu sử dụng (đặc – loãng). 

Bước 3: Xay hạt với tỉ lệ nước phù hợp bằng máy xay chuyên dụng.

Bước 4: Lọc thành phẩm: Lọc lại lấy nước cốt, bỏ bã. Khi sử dụng có thể thêm đường hoặc hương vị phù hợp theo sở thích.

Cách thứ Hai: Ngâm – Xay – Lọc – Nấu 

Bước 1: Sơ chế, rửa sạch các loại hạt, ngâm với nước sạch

Bước 2: Xay hạt với tỉ lệ nước phù hợp bằng máy xay chuyên dụng.

Bước 3: Lọc thành phẩm: Lọc lại lấy nước cốt, bỏ bã. 

Bước 4: Đun nước cốt cho đến khi đạt thời gian tiêu chuẩn, thêm đường hoặc hương vị tùy thích

5.2 Làm sữa bằng máy sữa hạt đa năng:

Máy sữa hạt đa năng ra đời giúp cho bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Bạn chỉ cần ngâm hạt, cho vào máy và thêm nước. Chọn chế độ sữa và chờ máy xay nấu từ 6 phút đến 30 phút đã có ly sữa thơm ngon thưởng thức

6. Cách bảo quả và HSD sữa hạt

Dụng cụ sử dụng phải được tiệt trùng và sấy khô để chống vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa hạt. Cách thông thường nhất là rửa sạch và tráng bằng nước sôi 100 độ C, để ráo nước.

Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, không để ở cánh tủ và tăng độ lạnh khi tủ có chứa nhiều đồ và thường xuyên đóng mở. Nhiệt độ tối ưu là từ 3 – 5 độ C.

Các loại hoa quả + hạt, củ + hạt nên uống hàng ngày, Các loại khác tốt nhất nên uống trong 2 ngày.

 

 

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:
icon icon icon

Giỏ hàng